Archive

Posts Tagged ‘HTC’

HTC EVO hands-on (from slashgear.com)

22/05/2010 Leave a comment

HTC EVO Gallery
[nggallery id=1]

HTC EVO 4G first-impressions when unboxing video

HTC EVO 4G hands-on

Categories: Android Tags: , ,

Sprint EVO 4G chưa support Flash 10.1

14/05/2010 Leave a comment


Tin buồn đây: siêu điện thoại Sprint Evo 4G của HTC được mong đợi nhất trong năm nay với cấu hình khủng (CPU 1G, RAM 512M, màn hình cảm ứng điện dung 4,3 inch) chạy hệ điều hành Android 2.1 mới nhất hiện nay sẽ ra mắt công chúng vào ngày 4 tháng 6 mà không support Flash 10.1 do việc chậm trễ release của Adobe.

Google đã sẵn sàng để công bố Android 2.2 vào tuần tới khi Google I / O tổ chức, do đó nhiều người đã hy vọng rằng Sprint có thể cập nhật Android 2.2 cho các EVO trước khi nó được bán (Flash 10.1 chỉ chạy trên Android Froyo 2.2). Nexus One của Google và Motorola Droid là 2 thiết bị đầu tiên dự kiến sẽ được upgrade lên  Android 2.2 nhanh chóng, nhưng với HTC họ phải mất vài tuần (hoặc tháng) để tinh chỉnh lại giao diện Sense UI đặc trưng của HTC cho Android 2.2.

Với việc bán EVO sớm như thế này, chắc chắn EVO chỉ có thể chạy Android 2.1 và “say no” với Flash 10.1. Rất may, các EVO vẫn còn phiên bản Flash Lite phù phù.

Như vậy hiện tại chỉ còn chắc chắn 2 siêu phẩm Android: Nexus One và Droid là có thể chạy Flash 10.1 khi được upgrade lên 2.2. Đành chờ đợi thêm các device khác ra đời vào cuối năm có support Android Froyo.

Nguồn Android And Me

Vì sao Apple kiện HTC?

20/04/2010 1 comment
Để làm rõ thêm nhận định trên, xin mời bạn đọc cùng MobileReview Online điểm qua một số lý do chính của Apple khi thực hiện vụ kiện này:
1. Apple muốn tấn công “phủ đầu” đối thủ
3 năm trước, khi iPhone lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, Steve Jobs đã khẳng định rằng Apple giữ độc quyền phát minh đến từng chi tiết nhỏ của iPhone, đảm bảo cho dòng smart phone này sẽ không có bất kỳ bản sao nào khác. Gần đây, Tim Cook – CEO của Apple, cho biết: công ty sẵn sàng đối đầu với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào vi phạm bản quyền sáng chế của Apple.
Tuy nhiên, cách đây không lâu đã từng xảy ra vụ lùm xùm bản quyền tương tự giữa Apple và Palm về smart phone Pre của Palm. Nhưng Apple đã không kiện Palm như đã làm với HTC, bởi lẽ Apple chưa từng cân nhắc Palm hay Pre như một đối thủ cạnh tranh thật sự. Hơn nữa, kiện cáo với Palm sẽ gây scandal làm giảm uy tín của Apple và “vô tình” thúc đẩy doanh số bán hàng của Palm. Tệ nhất là Google Android sẽ “thừa nước đục thả câu” để trở thành thế lực mới trên thị trường smart phone. Còn HTC thì ngược lại, với tiềm lực “ngầm” cộng với sự trợ giúp của Google, HTC cùng các dòng smart phone mới và mạnh mẽ sẽ dễ dàng hất cẳng “ông già iPhone” ra khỏi “vòng chiến”.
2. Apple phản công lại Nokia
Apple kiện Nokia vi phạm bản quyền iPhone, nhưng Nokia thì “mánh khóe” hơn: kiện ngược lại Apple tội lợi dụng công nghệ mã nguồn mở để trục lợi cho riêng mình. Ngoài ra, Nokia còn tấn công Apple ở lĩnh vực phần cứng khi đòi hỏi tiền bản quyền công nghệ 3G và Wi-Fi cao hơn hẳn số tiền bản quyền của các công ty khác. Như vậy, Apple kiện HTC một phần là để giảm bớt dư luận của cộng đồng mã nguồn mở, phần còn lại là ngăn chặn Nokia tiếp tục lợi dụng tình thế để sử dụng bất hợp pháp công nghệ của iPhone.
3. Apple tấn công gián tiếp vào Android và Windows
Động thái này của Apple khá “thâm” khi chỉ với 1 mũi tên nhưng triệt hạ khá nhiều mục tiêu: không chỉ HTC bị ảnh hưởng, mà các nhà sản xuất smart phone trên nền Android và Windows Mobile khác cũng phải tìm cách sửa đổi những mẫu smart phone nào trong tương lai giống với thiết kế của iPhone. Nếu Apple thành công, thì Microsoft sẽ chịu 1 “vố đau” bởi họ đã đặt quá nhiều niềm tin vào Windows Phone 7, mà Windows Phone 7 lại có những yêu cầu về phần cứng smart phone riêng biệt, nên mọi thay đổi trong khâu sản xuất của các đối tác Microsoft đều ảnh hưởng nặng nề đến chiến lược của hãng này. Google cũng bị thiệt hại khi Apple đạt được mục đích, nhưng không nặng nề như Microsoft, vì Android là mã nguồn mở, dễ thích nghi hơn Windows Phone 7.
4. Apple muốn triệt hạ HTC
Không như Palm, HTC là 1 mối nguy hại thật sự: “chống lưng” cho hãng này là Google (với HĐH Android) và Microsoft (với chiến lược Windows Phone 7). Hơn thế, HTC còn tham gia sản xuất hơn 80% các smart phone khác dùng Windows Mobile trên thế thế giới.
Như vậy, dù Apple có triệt hạ Android hay Windows Mobile thì HTC sẽ vẫn sống và phát triển mạnh mẽ. Đây là lý do chính, buộc Apple phải tấn công trực diện vào HTC để bảo toàn thị phần cho iPhone.
Nếu Apple thua, cũng chẳng thiệt hại gì nhiều. Còn nếu Apple thắng, đó sẽ là chiến thắng rực rỡ khi cân bằng tỷ số với Microsoft, buộc WinPho7 phải dời lại ngày phát hành, đồng thời gửi thông điệp mạnh mẽ tới các công ty di động khác muốn đối đầu với Apple.
Chiến thắng của Apple còn làm thay đổi suy nghĩ của những lập trình viên đang hỗ trợ cho HĐH Android – thúc đẩy họ sản xuất ra nhiều phần mềm hỗ trợ iPhone hơn. Ngoài ra, nếu Apple chiến thắng, sẽ có một mục tiêu cao cả nữa trở thành hiện thực: ngăn chận những công ty nước ngoài nào (đặc biệt là những công ty đến từ Trung Hoa đại lục) muốn ăn cắp bản quyền và công nghệ của phương Tây.
5. Apple chống lại nền phầm mềm mã nguồn mở
Trong khi các công ty  anti-Apple luôn đưa ra lập luận rằng Apple không nên quá bảo vệ bản quyền của mình mà nên xuôi theo xu hướng mã nguồn mở của thế giới thì Steve Jobs – ông chủ Apple lại có lập luận ngược lại: phần lớn cộng đồng mã nguồn mở là những người đi ăn cắp ý tưởng của người khác!
Có thể, với nhiều người, lập luận của Apple nghe thật “ngứa tai” bởi công nghệ giống nhau là chuyện bình thường. Nhưng Steve có cái lý riêng của mình khi ông dễ dàng chỉ ra được nhiều sản phẩm trên thị trường đang ăn cắp thiết kế , mẫu mã hay những ý tưởng phát triển sản phẩm của Apple. Ngoài ra, Apple cũng cho thấy sự trong sạch của mình khi luôn tôn trọng vấn đề tác quyền của các công ty khác. 1 ví dụ đơn giản là việc Apple chưa và sẽ không bao giờ phát hành chức năng nén DVD vào iPod/iPhone của phần mềm iTunes, bởi vì Apple phải tôn trọng thỏa thuận bản quyền của mình với DVD Forum.
Thêm 1 ví dụ cụ thể nữa là việc Apple trì hoãn sự ra mắt của iTunes Reply – dịch vụ âm nhạc trực tuyến của Apple. Lý do chính là Apple phải đợi các studio và công ty âm nhạc duyệt trước các nội dung sẽ đưa lên Reply, hay nói cách khác, Apple đang giúp các công ty âm nhạc lấy lại bản quyền âm nhạc trực tuyến của mình.
Như vậy, Apple đã đúng khi cố bảo vệ bản quyền phát minh của mình, vì những sản phẩm mà họ tạo ra đều mang dấu ấn riêng biệt và mang lại cảm hứng lớn cho thế giới. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, khi những nhà sáng tạo hàng đầu như Apple biến mất, liệu thế giới công nghệ có còn được chiêm nghiệm những sản phẩm đậm chất “art” như iPhone và iPod nữa hay không?
6. Apple buộc phải hành động để bảo vệ sản phẩm của mình trước Google, tránh lập lại bài học từ Microsoft
Google trước nay là 1 đối tác lớn của Apple, họ đã chi hàng triệu USD để đưa kết qua tìm kiếm trực tuyến từ iPhone, iPod và về sau là iPad lên hệ thống dữ liệu của mình. Apple cũng sử dụng hệ thống của Google để hỗ trợ cho ứng dụng iPhone Maps của mình và còn nhiều, nhiều lĩnh vực mà 2 công ty này phải chung đụng với nhau. Như vậy, sẽ chẳng có ích lợi gì khi cả 2 “gã khổng lồ” này tấn công nhau một cách trực diện.
Tuy nhiên, không phải là không có mâu thuẫn giữa Google với Apple. Thật sự, Apple rất không hài lòng với cách mà Google sao chép các giá trị của iPhone và đưa những giá trị sao chép đó cho các công ty sản xuất lớn như HTC, như cách mà Google đã sử dụng Windows Mobile để tăng thêm tính độc quyền quảng cáo di động cho mình.
Và vì vậy, Apple buộc phải triệt hạ “tay chân” của Google, vì không thể đụng chạm trực tiếp vào đối tác của mình. Nhưng kiểu hợp tác như trên sẽ không bền vững, vì sớm muộn gì Apple hay Google cũng sẽ đụng chạm quyền lợi với nhau.
7. Apple muốn chấm dứt vi phạm bản quyền phát minh từ các công ty khác
Ai cũng biết HTC và Apple đều bán các thiết bị phần cứng là chủ yếu. Như vậy, Apple khởi kiện HTC là để bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình khỏi bị mất vào tay các công ty Trung Quốc, để sau đó các công ty này quay ngược lại tấn công Apple. Ngoài ra, Apple cũng muốn cảnh báo Motorola hay Sony không nên ăn cắp bản quyền iPhone nếu không muốn vướng vào 1 vụ kiện lâu dài và rắc rối như HTC. Thêm nữa, Apple muốn gửi 1 thông điệp mạnh mẽ đến các hãng Nokia, Samsung hay LG nếu các hãng này có ý định phát động cuộc chiến bản quyền sáng chế smart phone.

Lời kết
Đây sẽ vẫn là 1 chủ đề tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông trong hiện tại và trong tương lai – bởi cuộc chiến giữa Google với Android và Apple đã, đang và sẽ là 1 cuộc chiến lâu dài, vì cả 2 công ty trên đều muốn giành được vị trí đặc biệt trong việc định hình xu hướng công nghệ tương lai. Hơn nữa, với việc Microsoft sắp tung ra Windows Phone 7, thị trường viễn thông di động sẽ lại một phen dậy sóng với những vụ kiện kiểu như HTC là sự khởi đầu. Tuy nhiên, tất cả chỉ là dự đoán, hãy cùng chờ đợi xem tương lai của công nghệ di động sẽ được quyết định như thế nào bởi kẻ chiến thắng của vụ kiện này – HTC hay Apple ?
iBig
MobileReview Online
Categories: Android, Apple Tags: ,